Khởi nghĩa Khởi nghĩa Jeju

3 tháng 4 năm 1948

Mặc dù các cuộc đụng độ trên đảo Jeju diễn ra từ đầu năm 1947, song ngày 3 tháng 4 năm 1948 được ghi nhớ là ngày khởi nghĩa Jeju chính thức bắt đầu. Một số nguồn cho rằng khởi nghĩa xảy ra khi quân cảnh "khai hỏa vào một cuộc thị uy kỷ niệm người Triều Tiên đấu tranh kháng Nhật" kich động khởi nghĩa quần chúng.[1]:99 Tuy nhiên, các nguồn khác không đề cập về sự kiện tuần hành này, và cho rằng SKLP đã lên kế hoạch trước về tấn công vào ngày 3 tháng 4 năm 1948.[4]:166 [5]:30 Dù kích động hay không thì vào ngày 3 tháng 4 năm 1948, khoảng 500 du kích quân SKLP cùng với 3.000 cảm tình viên tấn công khoảng một nửa trong số 24 đồn cảnh sát trên đảo, giết chết 30 cảnh sát viên.[3][4]:167 (Merrill, 167; Deane 55).

Người chỉ huy lực lượng cảnh sát trên đảo là Trung tướng Kim Ik-ryeo nỗ lực nhằm kết thúc khởi nghĩa trong hòa bình bằng cách đàm phán với phiến quân. Ông họp vài lần với thủ lĩnh phiến quân Kim Dal-sam của SKLP song hai bên đều không nhất trí về các điều khoản. Chính phủ muốn phiến quân đầu hàng hoàn toàn, còn phiến quân yêu cầu cảnh sát địa phương giải trừ quân bị, miễn nhiệm toàn bộ quan chức trên đảo, cấm chỉ các tổ chức thanh niên bán quân sự trên đảo và tái thống nhất bán đảo Triều Tiên.[3][4]:174

Giao tranh tiếp tục sau khi đàm phán thất bại, Chính phủ quân sự đáp trả hoạt động du kích bằng cách triển khai các đại đội cảnh sát, mỗi đại đội có 1.700 người, từ các tỉnh miền nam đến Jeju.[4]:168 Giao tranh tiếp tục qua ngày bầu cử 10 tháng 5. Trong tuần lễ bầu cử, các du kích quân "cắt đường dây điện thoại, phá cầu, và chồng đá chặn đường bộ nhằm làm gián đoạn thông tin."[4]:171 Phóng hỏa không thường xuyên, thị uy bạo lực và tấn công các cơ sở của chính phủ phá hoại hữu hiệu cuộc bầu cử.[4]:171 [5]:31

Tàn sát động Daranshi tại Jeju

Bầu cử bí mật tháng 8 năm 1948 và khởi nghĩa Yosu

Mặc dù các hoạt động du kích suy yếu trong các tháng mùa hè năm 1948, song chúng hồi phục sau khi Liên Xổ tổ chức bầu cử ở phía bắc vĩ tuyến 38° Bắc để thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.[4]:176,179 Cùng với cuộc bầu cử này, những người cộng sản tổ chức "bầu cử bí mật" cho những ai ở phía nam vĩ tuyến song muốn tham gia bầu cử, trong đó có đảo Jeju.[4]:177 [5]:34 Mặc dù có tranh luận về tỷ lệ đi bầu trong các cuộc bầu cử này, song chúng thành công nhất định trong việc khuyến khích lực lượng quân sự SKLP.[3][4]:177 Trong những tháng sau bầu cử, tình hình trở nên xấu đi, các quan chức Hàn Quốc quyết định phái Trung đoàn 14, đóng gần thành phố cảng Yeosu tại miền nam đến đảo Jeju nhằm giúp đỡ các nỗ lực phản du kích. Tuy nhiên, các binh sĩ này không muốn "tàn sát nhân dân Jeju" nên ngay khi chuẩn bị xuất phát đã quay sang tiến hành khởi nghĩa vào ngày 20 tháng 10 năm 1948.[4]:179–180[5]:34 Tổng thống Hàn Quốc mới đắc cử là Lý Thừa Vãn xấu hổ trước sự kiện này, do đó ông cho tăng cường các nỗ lực của chính phủ nhằm dập tắt khởi nghĩa.[4]:182[5]:34 Ngày 17 tháng 11 năm 1948, Lý Thừa Vãn tuyên bố thiết quân luật nhằm bình loạn.[11] Trong giai đoạn này, cảnh sát Hàn Quốc tham gia các hành động tàn bạo, một báo cáo mô tả sự kiện vào ngày 14 tháng 12 năm 1948 tại một làng nhỏ của Jeju khi cảnh sát Hàn Quốc tấn công làng, bắt giữ nhiều nam nữ thanh thiếu niên, hiếp dâm tập thể các nữ thanh thiếu niên trong hai tuần lễ và hành quyết họ cùng các nam thanh niên.[6]

Đến cuối năm 1948, các chiến thuật tàn nhẫn và các chiến dịch đàn áp hiệu quả đã giúp giảm số lượng du kích quân xuống chỉ còn 300.[4]:184

Tấn công Tết 1949 của SKPL và chiến dịch tiệt trừ

Ngày 1 tháng 1 năm 1949, du kích quân phát động cuộc tấn công cuối cùng chống cảnh sát Hàn Quốc. Họ tấn công tại Odong-ni và thành phố Jeju, song bị cảnh sát Hàn Quốc đẩy lui và phải triệt thoái vào vùng đồi núi nội địa của đảo.[4]:184–185 Cảnh sát Hàn Quốc truy kích các du kích quân và tiếp tục thực hiện các hành động tàn bạo, như tàn sát dân làng.[1]:58[4]:186[5]:36 Chính phủ Hàn Quốc lúc này kiên quyết tiêu diệt tàn quân du kích SKLP, họ phát động một chiến dịch tiệt trừ trong tháng 3 năm 1949. Trong chiến dịch, 2.345 du kích quân và 1.668 thường dân bị giết.[4]:189 Do chiến dịch có hiệu quả, Hàn Quốc tổ chức bầu cử trên đảo Jeju để lấp các ghế trống của đảo trong Quốc hội; đảo Jeju từ đó nằm dưới thẩm quyền thực tế và pháp lý của Hàn Quốc.[4]:192[5]:31

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khởi nghĩa Jeju http://dwb.beaufortgazette.com/local_news/military... http://books.google.com/books?id=8yupvBRohJ4C&pg=P... http://www.jejuweekly.com/news/articleView.html?id... http://www.jejuweekly.com/news/photoView.html?idxn... http://terms.naver.com/entry.nhn?docId=1141380&cid... http://www.newsweek.com/2000/06/18/ghosts-of-cheju... http://www.newsweek.com/id/85131 http://koreatimes.co.kr/www/news/culture/2013/03/1... http://www.jeju43.go.kr/english/sub05.html http://www.jeju43.go.kr/sub/catalog.php?CatNo=27